Mối nguy hại của viêm dạ dày đối với sức khỏe

Viêm dạ dày là bệnh nguy hiểm do bệnh dễ tái phát và có những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời chứ không phải do bệnh không thể chữa được. Viêm dạ dày là 1 căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại nó chiểm khoảng 30% bệnh về tiêu hóa xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tùy theo vị trí của viêm và loét mà viêm dạ dày có các tên gọi khác nhau như: viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày – tá tràng. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh đau dạ dày thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày. Vậy viêm dạ dày nguy hại như thế nào đến sức khỏe.

Viêm loét dạ dày không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn làm cho sức khỏe người bệnh yếu đi, không thể ăn uống ngon miệng hay tập trung vào công việc, hoạt động khác trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh còn gây ra một số biên chứng khá nguy hiểm dưới đây là 3 biến chững nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày:

  1. Xuất huyết dạ dày ( hay chảy máu dạ dày)

    Đây là tình trạng dạ dày bị chảy máu, nguyên nhân của tình trạng này là do dạ dày bị các vết viêm loét làm tổn thương , khi bị chảy máu phân thường đen như nhựa đường hoặc như bột cà phê, có mùi hôi thối như mùi phân hủy của xác động vật. Nôn ra máu là triệu chứng điển hình nhiều khi không nôn mà chỉ đi ngoài phân đen. Trước khi nôn, người bệnh thấy nôn nao. Khó chịu, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Có khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng không dấu hiệu báo trước. Máu có thể còn tươi nếu máu chảy ra được nôn ngay. Máu đen lẫn máu cục và thức ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra. Chất nôn có màu nâu, hồng: khi máu chảy ít đọng lại lâu trong dạ dày, bị hoà loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn. Nếu lượng máu ra nhiều trong một thời gian ngắn sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính: Chóng mặt, hoa mắt, Vã mồ hôi, lạnh chân tay, da niêm mạc nhạt, Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, Huyết áp hạ, Thở nhanh, có khi sốt nhẹ, Đái ít, có khi vô niệu, có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
    Chảy máu ít nhưng kéo dài: tuy không gây nên tình trạng mất máu cấp tính nhưng dẫn đến tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt nhạt, nhọc mệt, suy tim do thiếu máu…

  2. Thủng dạ dày

    Một số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mà không gặp các triệu chứng như đau bụng hoặc triệu chứng đau rất ít. Bởi nhiều bệnh có thể gây đau vùng thượng vị (vùng trên rốn) như viêm ruột thừa, viêm tụy, viêm cột sống,…Thủng dạ dày khiến dung dịch và thức ăn trào ra khoang bụng, để lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng, sinh mủ rất khó phục hồi. Khi mới bị thủng dạ dày, dung dịch nước dạ dày trào ra thành bụng vẫn còn toan tính vô khuẩn nhưng không xử lý sớm sẽ nhanh chóng gây viêm nhiễm, sinh mủ. Rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

  3. Ung thư dạ dày

    Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các bệnh Ung thư (đứng sau Ung thư phổi). Triệu chứng hay gặp thường là đau âm ỉ, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn và chán ăn. Những triệu chứng trên rất dễ bị bỏ qua nên bệnh khó được phát hiện kịp thời. Khi các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế. Một số dấu hiệu khác của bệnh có thể là: nôn, gầy sút, thiếu máu, đau bụng, mệt mỏi, phân lẫn màu đen. Hiện nay chưa có thuốc điều trị hết bệnh mà chỉ giúp kéo dài thời gian của người bệnh. 90% viêm bờ cong dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày.

Viêm loét dạ dày không phải là bệnh nan y nhưng lại rất dễ tái phát nếu không chữa trị dứt điểm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do đó người bệnh không nên chủ quan khi thấy các dấu hiệu bị viêm dạ dày cần đi khám ngay để xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời.  Điều trị càng sớm càng tốt càng để lâu càng khó điều trị và gây ra những biên chứng nguy hiểm vô cùng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *